Cùng với việc phát triển
cơ sở hạ tầng, du lịch trực tuyến là
một kênh thông tin quan trọng, giúp mở ra cánh cửa kết nối giữa đơn vị cung cấp
dịch vụ và khách hàng. Với hơn 33 triệu người dùng Internet, và số lượng điện
thoại di động và thuê bao 3G ngày càng tăng lên, khách hàng trong nước đang dần
làm quen với tiêu dùng online. Dưới đây là một số quyết nhỏ giúp ích cho việc kinh doanh du lịch trực tuyến.
Trong hội nghị Web in
Travel (WIT), các diễn giả và doanh nghiệp du lịch nhận thấy nền tảng thương mại
di động và Facebook là 2 trong số những xu hướng được dự báo sẽ lên ngôi. Với nền
tảng là thiết kế web du lịch – đầu tư chi phí tối thiểu cho thị trường “ngách”,
các đơn vị du lịch cũng cần tập trung với nền tảng di động. Xu hướng thương mại
di động (mobile commerce) được nhiều chuyêngia marketing và các ông lớn về
thương mại điện tử đánh giá cao, cho thấy tầm quan trọng của phiên bản web di động.
Thông qua phiên bản di động cho trang web, khách hàng có thể truy cập và tìm hiểu
sản phẩm, dịch vụ du lịch của doanh nghiệp, gia tăng khả năng tiếp cận người
xem và cạnh tranh với đối thủ.
- Nắm vững nền tảng ứng
dụng: Phải nắm vững các nền tảng ứng dụng truyền thông xã hội hiện đang được sử
dụng về mặt địa lý. Ví dụ như WhatsApp là một ứng dụng được sử dụng phổ biến ở
Malaysia, Singapore và Ấn Độ; trong khi đó, Line lại được yêu thích ở Hàn Quốc,
Kakao ở Trung Quốc, và Facebook là mạng xã hội được yêu thích ở hầu hết mọi nơi
trên thế giới. Hơn nữa, Bà Emilie Couton cũng nhấn mạnh rằng: “Phải luôn cảnh
giác những đối thủ mới”.
- Nắm bắt được xu hướng
sử dụng của du khách: Phải nắm bắt được xu hướng du khách sử dụng phương tiện
truyền thông xã hội cho việc đi du lịch. Theo khảo sát thì Facebook chiếm ưu thế
ở hầu hết các giai đoạn của chuyến du lịch (trước, trong, và sau chuyến đi).
Instagram là ứng dụng được du khách thường xuyên sử dụng để chia sẻ kinh nghiệm
du lịch, trong khi Travellers thích hợp để du khách nghiên cứu và tìm hiểu trước
chuyến du lịch.
- Hiểu rõ sự khác biệt ở
mỗi quốc gia: Những du khách trẻ tuổi thường am hiểu và dễ thích ứng với các nền
tảng ứng dụng hơn. Khảo sát cho thấy những người lớn tuổi ở Úc hay Nhật Bản là
những người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội ít nhất.
- Chú ý về nội dung
truyền tải: Phải cung cấp nội dung mới mỗi ngày, phải chú trọng đến hình ảnh
khi đưa lên các phương tiện truyền thông xã hội, bởi rất nhiều du khách tìm được
cảm hứng du lịch từ hình ảnh.
- Hoạt động tích cực
trên mạng truyền thông xã hội: Các doanh nghiệp hãy cùng tham gia trao đổi và
bình luận với khách hàng của chính mình trên mạng xã hội.
- Kết nối trực tuyến với
những người thực sự quan tâm đến lĩnh vực truyền thông xã hội.
- Quan tâm đến lĩnh vực
ẩm thực: Theo khảo sát, thì có đến 44% du khách thường đăng tải các hình ảnh
liên quan đến ẩm thực trên mạng xã hội, và đây chính là cơ hội cho các doanh
nghiệp quảng bá các quán bar hay nhà hàng đến khách hàng tiềm năng của mình.
- “Talk to me”: Với câu
hỏi khách hàng mong đợi điều gì từ những phản hồi của khách sạn, thì có 48% du
khách mong muốn nhận được sự ghi nhận từ khách sạn, 37% du khách muốn nhận được
những lời giải thích từ khách sạn, và 21 % du khách mong muốn nhận được lời xin
lỗi từ khách sạn.
- Chú ý đến tính nhân
văn: Cần phải tôn trọng, ghi nhận và giải đáp những ý kiến của khách hàng.
Phủ Quỳ tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét